Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

XÓT XA NGÔI CHÙA THÁP CAO NHẤT VIỆT NAM THÀNH "CHÙA HOANG"

Tháp Bình Sơn, Thap Binh Sơn
 
Ngôi chùa Vĩnh Khánh (Vĩnh Phúc) sở hữu ngọn tháp cao nhất ở Việt Nam, sau khi được tu bổ sửa chữa, lại đang có những biểu hiện xuống cấp nghiêm trọng.
Chùa Vĩnh Khánh (tục gọi là chùa Then) nằm trên địa bàn xã Tam Sơn, huyện Sông Lô, Vĩnh Phúc có ngọn tháp Bình Sơn là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý-Trần và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay. Tháp Bình Sơn với hình khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang trí phong phú điêu luyện, là di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao được xếp vào diện độc đáo nhất Việt Nam.
Tương truyền tháp có 15 tầng. Theo các cụ cao niên ở địa phương thì trước kia, trên nóc tháp có một hình khối búp hoa sen chưa nở, bằng đất nung, tạo cho toàn thân tháp một dáng vươn lên rất đẹp.
Hiện nay chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, chiều cao tổng thể 16,5 mét. Tháp hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn, cạnh cửa tầng dưới cùng là 4,45 mét; cạnh cửa tầng thứ 11 là 1,55 mét. Tháp được xây bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại: một loại hình vuông có kích thước là 0,22m x 0,22m, một loại hình chữ nhật có kích thước có kích thước 0,45m x 0,22m. Phần ruột tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân tháp lên ngọn.
Bên ngoài, xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m, phủ kín thân tháp. Mặt ngoài của gạch ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú như hoa chanh, hình lá đề, sư tử vờn cầu, rồng uốn khúc ... Có viên gạch được khắc một hình trang trí, có hình lại do 2 viên hoặc 4 viên ghép lại mới thành. Đường nét trang trí rất tinh tế, phóng khoáng, hình dáng chắc khỏe, mang đầy sinh khí của nghệ thuật dân tộc thời kỳ phong kiến tự chủ cường thịnh thời Lý – Trần (thế kỷ XII – XIII).
Thế nhưng cách đây vài năm, ngôi chùa được tu bổ, sửa sang nhưng không hiểu sao đang làm dở thì nhà thầu nghỉ để ngôi chùa tự dưng thành...chùa “hoang”.
Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại được:
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Biển chỉ dẫn vào ngôi chùa Vĩnh Khánh
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Tháp Bình Sơn là ngọn tháp cổ cao nhất Việt Nam
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Thân của tháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch: gạch khẩu, gạch ốp.
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Chân tháp không có sự dọn dẹp nên cỏ mọc tràn lan Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Họa tiết trên gạch được thiết kế tinh vi
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Giếng ngọc nay chỉ còn là vũng nước cỏ mọc um tùm
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Tòa chính điện còn làm dang dở, nhếch nhác

Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Ngôi chùa thành nơi phơi lạc của người dân
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Ngôi chùa nhìn hoang tàn và xuống cấp nghiêm trọng
Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'

Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'

Xót xa ngôi chùa tháp cao nhất Việt Nam thành 'chùa hoang'
Không ai còn dám tin đây là ngôi chùa cổ có tháp cao nhất Việt Nam bởi sự xuống cấp tồi tàn.
*Theo: Bưu điện Việt Nam

Tháp Bình Sơn, Thap Binh Sơn

NÉT ĐẸP CHÙA KHƠME

chua o Khome Nam BoNgười dân Khơme Nam Bộ xem ngôi chùa như là hơi thở của mình. Nhìn vào những ngôi chùa trong thôn xóm, ta có thể biết được đời sống, văn hóa, nghệ thuật của người dân nơi đây.
Người Khơme luôn quan tâm đến việc xây dựng chùa, bằng tất cả công sức, và đôi tay khéo léo để tạo nên một ngôi chùa hết sức kỳ công, do vậy ta thấy nghệ thuật kiến trúc Khơme rất đặc trưng và đọc đáo, hiện có rất nhiều chùa cổ kính có niên đại khoảng 600 năm nằm rải rác ở các địa phương, nơi những người dân khơme cư trú như: chùa Samrôngêk,chùa Kl'eang (Sóc Trăng), chùa Phướng (Trà Vinh), v.v…
Ngày nay, có rất nhiều ngôi chùa được trùng tu lại, nên kiểu trúc có phần thay đổi, nhưng nhìn chung, những nguyên tắc cơ bản vẫn được duy trì, những nét đặc trưng của truyền thống dân tộc vẫn còn nguyên vẹn.
mai chua KhomeKết cấu chính điện chùa Khơme với bộ mái 3 lớp, các góc đầu đao hình đuôi rồng cong vút, tạo không gian thông thoáng nên được nhiều ánh sáng từ bên ngoài rọi vào, nên không gian bên trong chùa càng thêm lung linh huyền ảo.
Ngôi chánh điện của chùa cũng được quy vào một tam giác cân, Người Khơme quan niệm hình tam giác là tượng trưng cho sự hoàn thiện và hoàn mỹ  nhất, (như chánh điện luôn có Tam Bảo : Phật, Pháp và Tăng là 3 ngôi cao quý nhất trong đời)
Tóm lại, tổng thể kiến trúc ngôi chùa Khơme cũng có...  3 phần chính: mái, cột (thân chùa) và nền. Những hình ảnh hoa văn và điêu khắc chủ yếu lấy cảm hứng từ lịch sử cuộc đời đức Phật, còn hoa lá mây nước thì lấy trong hiện tại ở đời sống cộng đồng người Khơme, nên nhìn vào ngôi chùa ta có cảm giác nhẹ nhàng và sinh động, ẩn chứa một nguồn năng lượng mạnh liệt sáng trong.
Nét đẹp kiến trúc của ngôi chùa phần nào phản ánh được sự sáng tạo thẩm mỹ  đặc thù của người Khơme, cũng như tâm tư tình cảm và văn hóa của người Khơme Nam Bộ.
 *Nam Phương
  dieu khac o chua Khome
hoa van

một ngôi chùa cổ ở Khome

cổng chùa Kỳ Sơn
Theo Nghệ thuật Phật Giao

NHỮNG NGÔI CHÙA ĐẸP VIỆT NAM

 
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử - Quảng Ninh

Thiền viện Trúc Lâm Hòn Tre - Nha Trang

Chùa Thiên Mụ - TP. Huế, ngôi chùa nổi tiếng nhất cố đô

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã - Huế

Chùa Trấn Quốc - Ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội.

Đại Nam Quốc Tự - Bình Dương

Chùa Munivongsa - Cà Mau

Chùa Hòa Khánh - Bình Dương

  Chùa Dâu - Bắc Ninh - Hà Nội

Chùa Vạn Phật Quang - Bà Rịa - Vũng Tàu

Chùa Ông Núi - huyện Phù Cát- Quy Nhơn

Chùa Minh Thành - Pleiku

Chùa Khải Đoan - TP.Buôn Mê Thuột

Chùa Hoa Khai - Đăk Nông

  Một góc chùa Bái Đính - Ninh Bình - Hà Nội

Theo Nghệ thuật Phật Giáo

Thiết kế đình - chùa

Đình, chùa là nơi quần tụ, cố kết của cộng đồng dân cư xưa nhưng cũng là một phần trong đời sống tâm linh của người dân trong thời buổi hiện nay. Có người đến nơi đây để cúng bái tìm kiếm sự may mắn, cầu mong sự bình an đến cho gia đình mình, có người đến đây chỉ là để kiếm tìm những phút giây thanh thản trong tâm hồn, nhưng cũng có người chỉ đơn giản tìm đến đình chùa để chiêm ngưỡng những kiến trúc đẹp.
Đình chùa là nơi có những có giá trị về mặt kiến trúc cao, là kiến túc thuần Việt nhất của dân tộc. Thiết kế kiến trúc đình chùa là sự kết hợp của nhiều yếu tố: phong thuỷ, cổ kim và tính truyền thống. Không phải nhà thiết kế nào cũng có thể có khả năng trong việc thiết kế kiến trúc đình chùa, chỉ những người thực sự am hiểu cả về văn hoá, lịch sử cũng như phong thủy mới có thể có những thiết kế được gọi là thiết kế kiến trúc đình chùa thực sự.
Theo Thiết kế kiến trúc