Lê Trung _ Thị Hòa (0985543523 )
Thứ Ba, 22 tháng 12, 2009
Thứ Hai, 14 tháng 12, 2009
Thứ Năm, 10 tháng 12, 2009
When you tell me that you love me
I wanna call the stars/ Down from the sky
I wanna live a day / That never dies
I wanna change the world / Only for you
All the impossible/ I wanna do
I wanna hold you close/ Under the rain
I wanna kiss your smile
And feel the pain/ I know what's beautiful
Looking at you
In a world of lies/ You are the truth
And baby
Everytime you touch me/ I become a hero
I'll make you safe
No matter where you are/ And bring you
Everything you ask for
Nothing is above me/ I'm shining like a candle in the dark
When you tell me that you love me
I wanna make you see/ Just what I was
Show you the loneliness
And what it does/ You walked into my life
To stop my tears/ Everything's easy now
I have you here
And baby
Everytime you touch me
I become a hero/ I'll make you safe
No matter where you are
And bring you/ Everything you ask for
Nothing is above me
I'm shining like a candle in the dark
When you tell me that you love me
In a world without you/ I would always hunger
All I need is your love to make me stronger
Lời dịch bài hát :
Anh muốn gọi xuống những vì sao
Toả ánh sáng nơi trời cao xanh thẳm
Anh muốn sống những tháng ngày vô tận
Những tháng ngày chẳng biết đến ngày mai
Anh muốn thay đổi cả thế giới này
Chỉ là để dành riêng cho em đấy
Tất cả những gì không thể thấy
Vì em… anh đều muốn được làm
Anh muốn ghì em vào lòng thật chặt
Dưới cơn mưa tầm tã triền miên
Anh muốn hôn nụ cười em tươi tắn
Muốn sẻ chia cả những nỗi muộn phiền
Anh đã biết vẻ đẹp kia đích thực
Khi anh ngắm nhìn gương mặt em yêu
Trong thế gian giả dối biết bao điều
Nhưng chân lý đời anh, chỉ riêng mình em đó
Và em yêu, mỗi khi em bên cạnh
Anh lại thành người hùng dũng mãnh
Sẽ che chở em, dù bất cứ nơi đâu
Sẽ mang cho em dù có khó đến đâu
Anh có thể vượt lên trên tất thảy
Có thể cháy hết mình như ngọn nến suốt đêm thâu
Khi em nói rằng trong tim em thực có anh đây
Anh muốn làm cho em thấy được
Hình ảnh của chính anh thuở trước
Thấy được nỗi cô đơn giá buốt
Đã bao lần giày xéo tim anh
Nhưng em đã bước vào cuộc đời anh
Chính là em đã lau đi dòng lệ
Chẳng còn gì là khó khăn nữa với anh
Chỉ cần em ở bên anh, em nhé
Và em yêu, mỗi khi em bên cạnh
Anh lại thành người hùng dũng mãnh
Sẽ che chở em, dù bất cứ nơi đâu
Sẽ mang cho em dù có khó đến đâu
Anh có thể vượt lên trên tất thảy
Có thể cháy hết mình như ngọn nến suốt đêm thâu
Khi em nói rằng trong tim em thực có anh đây
Khi thế gian này không có dáng hình em
Anh luôn thấy mình biết bao thiếu thốn
Tình yêu của em, là tất cả những gì anh mong muốn
Bởi ấy chính là nguồn sức mạnh của đời anh
Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009
Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009
Thầy Sâm và Hoà ở Nhật Bản đón chiến thắng ROBOCON
Thầy Sâm (Giáo viên HDTN, HD đội Robocon) và Hoà
Bọn em đã cùng Thầy chinh phục những đỉnh núi vinh quang này, nhưng vì bọ em bất tài, không đi được tới đích. Song Em rất vui mừng vì các khóa Sinh Viên sau đã đưa vinh quang về cho Thầy, cho trường ta, và tất cả các thanh niên Việt Nam nữa. Em chúc mừng Thầy!
Bọn em đã cùng Thầy chinh phục những đỉnh núi vinh quang này, nhưng vì bọ em bất tài, không đi được tới đích. Song Em rất vui mừng vì các khóa Sinh Viên sau đã đưa vinh quang về cho Thầy, cho trường ta, và tất cả các thanh niên Việt Nam nữa. Em chúc mừng Thầy!
Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2009
Thứ Năm, 15 tháng 10, 2009
Học Lập trình Visual Basic Aplication ( VBA - Visual Basic ứng dụng) trong Excel
Nếu công việc của bạn có liên quan nhiều tới tính toán và quản lý thì Excel có thể giúp được bạn đó. Excel được cả thế giới dùng cho nhiều việc quan trọng như kế toán, dự toán, quản lý điểm của học sinh... nó có mặt khắp nơi. Vì vậy Excel có vai trò quan trọng và có giá trị lớn khi ta sử biết sử dụng chúng hiệu quả.
Trong Excel có nhúng một ngôn ngữ lập trình là Visual Basic Aplication, chúng ta có thể dùng nó để tạo các hàm mới, các macro ( macro là gì các bạn tự tìm hiểu)... giúp cho bạn giải quyết nhanh và chính xác hơn.
Để học nó trước tiên bạn phải:
- Tìm tài liệu: Giáo trình Excel, VB,..
- Học cách ghi macro và học các câu lệnh từ đó trước
- Ngiên cứu tài liệu, làm các bài tập nhỏ
- Thử viết các chương trình hỗ trợ cho công việc của nình
- Và cuối cùng là viết phần mềm bán kiếm tiền và tiêu xài tiền thôi
Bạn có thể tải về và sử dụng các tài liệu sau (click để tải):
Và tài liệu quan trọng nhất là Help của Excel và VB
Cách ghi một macro:
Khởi động Excel lên, từ menu chính chọn Tool\Macro\ Record New Macro, thấy một hộp thoại xuất hiện
Tiến hành đặt tên, phím nóng...nhấn OK
Sau đó ban làm gì tùy bạn, macro sẽ ghi lại những gì bạn làm với excel. Sau đó nhấn nút Stop.
Bây giờ bạn thử nhấn phín nóng mà bạn gắn cho Maro hoặc nhấn tổ hợp phín Atl + F8, chọn run macro bân vừa làm thấy thế nào?
Bây giờ nhấn tổ hợp phím: Atl +F11 để và xem macro đó được excel viết bằng những câu lệnh như thế nào và học nó. Chúc các bạn thành công.
Thân ái!
Làm blog cá nhân
Cuộc sống ngày nay dường như ai cũng tự tạo cho mình một blog để chia sẽ tình cảm, cảm xúc, kiến thức và lưu trữ những kỹ niệm, hay làm nhật ký cho mình(chỉ có người viết mới đọc được), bạn có muốn làm một blog không?
Giới thiệu cho các bạn các bài viết bạn nên tham khảo, học tập để viết Blog:
Trang blogger trang tạo blog nỗi tiếng trong đó có hướng dẫn tiếng Việt và tiếng Anh
Các trang để tham khao:
http://www.3c.com.vn/Story/vn/hotrokhachhang/traodoikinhnghiem/2007/4/12643.html
Giới thiệu cho các bạn các bài viết bạn nên tham khảo, học tập để viết Blog:
Trang blogger trang tạo blog nỗi tiếng trong đó có hướng dẫn tiếng Việt và tiếng Anh
Các trang để tham khao:
http://www.3c.com.vn/Story/vn/hotrokhachhang/traodoikinhnghiem/2007/4/12643.html
Tạo ảnh động trong photoshop
Giới thiệu cho các bạn các bài viết về cách làm ảnh động trên Photoshop, chúc các bạn tạo được nhiều ảnh đẹp!
http://vn.myblog.yahoo.com/blood-rose/article?mid=319
http://www.3c.com.vn/printContent.aspx?ID=15924
Thứ Năm, 17 tháng 9, 2009
Thứ Hai, 7 tháng 9, 2009
Trung Quốc muốn biến biển Đông thành ao nhà
"Với "đường lưỡi bò", Trung Quốc mặc nhiên coi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình và muốn biến biển Đông thành sân sau, ao nhà", ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ trao đổi với VnExpress.net.
> Trình bày báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa
- Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc, đi kèm một bản đồ thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên biển Đông. Ông có thể giải thích về lịch sử hình thành đường yêu sách này?
- Đường yêu sách 9 đoạn hay đường chữ U, "đường lưỡi bò" ra đời năm 1947 do một công dân Trung Hoa Dân quốc vẽ. Năm 1948, dựa theo đó, chính quyền Cộng hòa Trung Hoa đã cho in bản đồ có "đường lưỡi bò". Trong bản đồ này, "đường lưỡi bò" là một đường đứt khúc gồm 11 đoạn, được thể hiện bao trùm xung quanh các quần đảo, bãi ngầm trên biển Đông. Đường này được vẽ tùy tiện, không có tọa độ cụ thể.
Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng nối tiếp chính quyền trước đó trong việc xuất bản bản đồ có "đường lưỡi bò". Tới năm 1953, bản đồ có "đường lưỡi bò" do Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn, bỏ đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ. Theo bản đồ này, đường yêu sách hình chữ U "nuốt" tới 80% diện tích Biển Đông.
Mặc dù xuất bản bản đồ có "đường lưỡi bò", nhưng cả chính quyền Trung Hoa Dân quốc trước đó lẫn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau này đều chưa bao giờ chính thức tuyên bố yêu sách hay giải thích gì.
Sơ đồ mà Trung Quốc gửi kèm công hàm đến Liên Hợp Quốc.
- Ông đánh giá như thế nào về tính khoa học và giá trị pháp lý của "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc vừa đưa ra?
- Về hình thức thể hiện, bản đồ vẽ đường biên giới 9 đoạn hay 11 đoạn, Trung Quốc đều dùng ký hiệu thể hiện theo đúng tiêu chuẩn chung của đường biên giới quốc gia. Với cách thể hiện của "đường lưỡi bò" ôm lấy 80% biển Đông, người ta hiểu rằng phạm vi biển ở trong đó là vùng nội thủy và lãnh hải hay "vùng nước lịch sử" thuộc chủ quyền hoàn toàn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong các tuyên bố đưa ra suốt từ năm 1958, Trung Quốc không hề nêu lên quy chế "vùng nước lịch sử" hay vùng giới hạn bởi "đường lưỡi bò" hoàn toàn chỉ là vùng nội thủy, lãnh hải của mình. Ngược lại, họ thừa nhận trong phạm vi biển đó có cả vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
Trong công hàm gửi Liên Hiệp Quốc tháng 5/2009, tức là hơn 60 năm sau khi bản đồ "đường lưỡi bò" ra đời, Trung Quốc mới thể hiện quan điểm chính thức: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và các vùng nước kế cận, và cả quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó".
Mặc dù việc đưa ra bản đồ có "đường lưỡi bò" không dựa trên bất cứ căn cứ khoa học, pháp lý nào, Trung Quốc vẫn thường xuyên tung bản đồ đó ở trong nước và trên một số diễn đàn quốc tế... Trung Quốc tìm mọi cách giành lấy sự mặc nhiên thừa nhận của dư luận chính thức và không chính thức đối với "đường lưỡi bò" này
- Tranh chấp trên biển Đông hiện có 2 vấn đề là chủ quyền các quần đảo và phân định biển, thềm lục địa. Việc sở hữu các quần đảo có ý nghĩa như thế nào đối với việc phân định biển, thềm lục địa?
- Với "đường lưỡi bò", Trung Quốc một mặt, mặc nhiên coi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình, trong khi tại đây còn diễn ra tranh chấp của nhiều quốc gia trong khu vực. Mặc khác, với đường biên giới này, rõ ràng Trung Quốc đang muốn biến Biển Đông thành sân sau, thành "ao nhà" của mình.
Tiến sĩ Trần Công Trục có gần 30 năm công tác tại Ban biên giới Chính phủ và giữ chức Trưởng ban trong 10 năm. Ông từng trực tiếp tham gia đàm phán giải quyết biên giới trên bộ, biên giới trên biển trong vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; đàm phán phân chia thềm lục địa với Indonesia và Campuchia.
Theo Công ước Luật biển 1982, chỉ có "quốc gia quần đảo" mới được phép áp dụng các quy định của Công ước trong việc vạch đường cơ sở để tính chiều rộng các vùng biển, thềm lục địa của cả quần đảo cấu thành "quốc gia quần đảo". Hoàng Sa và Trường Sa không phải là quốc gia quần đảo mà là các quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, vì thế không được áp dụng các quy định đối với quốc gia quần đảo nói trên.
Hơn nữa, các đảo trong hai quần đảo này có diện tích rất nhỏ, điều kiện môi sinh môi trường cực kỳ khắc nghiệt, không thích hợp cho đời sống con người, không có đời sống kinh tế riêng. Vì vậy, chúng cũng chỉ có thể được phép có vùng lãnh hải 12 hải lý bao quanh mỗi đảo nổi tính từ đường cơ sở của chúng. Rõ ràng không thể dựa vào sự tồn tại của 2 quần đảo này, mặc dù đây không phải là lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc, để nước này mở rộng phạm vi vùng nội thủy, lãnh hải đến 80% diện tích biển Đông.
- Tại cuộc họp Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc ngày 27-28/8, Việt Nam đã trình bày Báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tại khu vực phía Bắc Biển Đông và đề nghị thành lập tiểu ban xem xét vấn đề này. Động thái này của Việt Nam nên hiểu như thế nào?
- Có ý kiến cho rằng Việt Nam đang muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Nhưng theo tôi không phải như vậy. Việc nộp hồ sơ cho thấy chúng ta đang tuân thủ một cách nghiêm túc thủ tục pháp lý đúng theo Công ước Luật biển 1982. Hồ sơ của chúng ta có căn cứ khoa học, pháp lý để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý.
Tôi được biết, Việt Nam và Trung Quốc đang có những diễn đàn đàm phán song phương hằng năm để xử lý, giải quyết các tranh chấp. Chỉ khi các nước không thỏa thuận được với nhau thì mới tính đến khả năng đưa ra cơ quan tài phán quốc tế, trong đó có Liên Hợp Quốc.
Với vấn đề chủ quyền biển, đảo từ lâu Việt Nam đã lên tiếng và có những hoạt động thực tế như tổ chức đàm phán, công hàm phản đối, công trình nghiên cứu đồ sộ... Các chính quyền từ thời trước như thời nhà Nguyễn, chính quyền miền Nam Việt Nam trước đây đã có những hoạt động thực hiện chủ quyền của mình trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với tư cách Nhà nước một cách liên tục và hòa bình.
Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường khẳng định chủ quyền biển, đảo trên biển Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Quan điểm của các nước trong khu vực về vấn đề biển Đông như thế nào?
- Qua những kênh thông tin chính thức thì không những các nước trong khu vực mà cả các nước châu Á, phương Tây đều rất quan tâm. Quan điểm của Việt Nam về cơ bản phù hợp với quan điểm của các nước là muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho sự hợp tác, phát triển ổn định, bền vững.
- Là người có thâm niên trong lĩnh vực phân định biên giới, theo ông, Việt Nam cần tiếp tục làm những gì để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của mình?
- Theo tôi, những gì chúng ta đã làm thì nên tiếp tục. Trong đó, phải tìm cách chứng minh, khẳng định quan điểm rõ ràng với từng loại việc khác nhau. Ví dụ, đối với Hoàng Sa, Trường Sa, cần nghiên cứu, sưu tầm chứng cứ để khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo này.
Với vùng biển và thềm lục địa, theo Công ước luật biển 1982, cần có giải pháp để giải quyết các khu vực chồng lấn, vùng tranh chấp để đi đến kết quả như mình đã có với Indonesia (ký được thỏa thuận sau hơn 10 năm đàm phán), với Malaysia, với Thái Lan. Với Trung Quốc và Campuchia chúng ta cũng đang đàm phán. Việt Nam cũng đã giải quyết phân định ranh giới trên Vịnh Bắc Bộ và đang duy trì diễn đàn đàm phán giải quyết các vấn đề trên biển với Trung Quốc.
Trước những động thái thực tế của một số nước động chạm đến quyền lợi quốc gia thì nhất quyết phải có tiếng nói đúng thủ tục pháp lý. Nếu chúng ta không lên tiếng, tức là đã mặc nhiên thừa nhận quyền của nước khác. Nhiều nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước hiện rất quan tâm tới vấn đề này, họ có rất nhiều kiến thức, đóng góp ý kiến hay.
Đây không phải là vấn đề ngày một, ngày hai. Bên cạnh cuộc đấu tranh pháp lý, ngoại giao thì chúng ta phải xây dựng thực lực của mình: đẩy mạnh khai thác, bảo vệ các lợi ích, tăng cường sức mạnh trên biển. Ngoài ra, nên thành lập một cơ quan điều phối, quản lý chung hoạt động trên biển. Cơ quan này sẽ tập trung sức mạnh đang phân tán ở nhiều ngành, nhiều địa phương.
> Trình bày báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa
- Tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc, đi kèm một bản đồ thể hiện đường yêu sách 9 đoạn trên biển Đông. Ông có thể giải thích về lịch sử hình thành đường yêu sách này?
- Đường yêu sách 9 đoạn hay đường chữ U, "đường lưỡi bò" ra đời năm 1947 do một công dân Trung Hoa Dân quốc vẽ. Năm 1948, dựa theo đó, chính quyền Cộng hòa Trung Hoa đã cho in bản đồ có "đường lưỡi bò". Trong bản đồ này, "đường lưỡi bò" là một đường đứt khúc gồm 11 đoạn, được thể hiện bao trùm xung quanh các quần đảo, bãi ngầm trên biển Đông. Đường này được vẽ tùy tiện, không có tọa độ cụ thể.
Năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng nối tiếp chính quyền trước đó trong việc xuất bản bản đồ có "đường lưỡi bò". Tới năm 1953, bản đồ có "đường lưỡi bò" do Trung Quốc xuất bản chỉ còn 9 đoạn, bỏ đi 2 đoạn trong Vịnh Bắc Bộ. Theo bản đồ này, đường yêu sách hình chữ U "nuốt" tới 80% diện tích Biển Đông.
Mặc dù xuất bản bản đồ có "đường lưỡi bò", nhưng cả chính quyền Trung Hoa Dân quốc trước đó lẫn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau này đều chưa bao giờ chính thức tuyên bố yêu sách hay giải thích gì.
Sơ đồ mà Trung Quốc gửi kèm công hàm đến Liên Hợp Quốc.
- Ông đánh giá như thế nào về tính khoa học và giá trị pháp lý của "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc vừa đưa ra?
- Về hình thức thể hiện, bản đồ vẽ đường biên giới 9 đoạn hay 11 đoạn, Trung Quốc đều dùng ký hiệu thể hiện theo đúng tiêu chuẩn chung của đường biên giới quốc gia. Với cách thể hiện của "đường lưỡi bò" ôm lấy 80% biển Đông, người ta hiểu rằng phạm vi biển ở trong đó là vùng nội thủy và lãnh hải hay "vùng nước lịch sử" thuộc chủ quyền hoàn toàn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong các tuyên bố đưa ra suốt từ năm 1958, Trung Quốc không hề nêu lên quy chế "vùng nước lịch sử" hay vùng giới hạn bởi "đường lưỡi bò" hoàn toàn chỉ là vùng nội thủy, lãnh hải của mình. Ngược lại, họ thừa nhận trong phạm vi biển đó có cả vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
Trong công hàm gửi Liên Hiệp Quốc tháng 5/2009, tức là hơn 60 năm sau khi bản đồ "đường lưỡi bò" ra đời, Trung Quốc mới thể hiện quan điểm chính thức: "Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông) và các vùng nước kế cận, và cả quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng nước liên quan cũng như đáy biển và lòng đất đáy biển ở đó".
Mặc dù việc đưa ra bản đồ có "đường lưỡi bò" không dựa trên bất cứ căn cứ khoa học, pháp lý nào, Trung Quốc vẫn thường xuyên tung bản đồ đó ở trong nước và trên một số diễn đàn quốc tế... Trung Quốc tìm mọi cách giành lấy sự mặc nhiên thừa nhận của dư luận chính thức và không chính thức đối với "đường lưỡi bò" này
- Tranh chấp trên biển Đông hiện có 2 vấn đề là chủ quyền các quần đảo và phân định biển, thềm lục địa. Việc sở hữu các quần đảo có ý nghĩa như thế nào đối với việc phân định biển, thềm lục địa?
- Với "đường lưỡi bò", Trung Quốc một mặt, mặc nhiên coi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của mình, trong khi tại đây còn diễn ra tranh chấp của nhiều quốc gia trong khu vực. Mặc khác, với đường biên giới này, rõ ràng Trung Quốc đang muốn biến Biển Đông thành sân sau, thành "ao nhà" của mình.
Tiến sĩ Trần Công Trục có gần 30 năm công tác tại Ban biên giới Chính phủ và giữ chức Trưởng ban trong 10 năm. Ông từng trực tiếp tham gia đàm phán giải quyết biên giới trên bộ, biên giới trên biển trong vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc; đàm phán phân chia thềm lục địa với Indonesia và Campuchia.
Theo Công ước Luật biển 1982, chỉ có "quốc gia quần đảo" mới được phép áp dụng các quy định của Công ước trong việc vạch đường cơ sở để tính chiều rộng các vùng biển, thềm lục địa của cả quần đảo cấu thành "quốc gia quần đảo". Hoàng Sa và Trường Sa không phải là quốc gia quần đảo mà là các quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, vì thế không được áp dụng các quy định đối với quốc gia quần đảo nói trên.
Hơn nữa, các đảo trong hai quần đảo này có diện tích rất nhỏ, điều kiện môi sinh môi trường cực kỳ khắc nghiệt, không thích hợp cho đời sống con người, không có đời sống kinh tế riêng. Vì vậy, chúng cũng chỉ có thể được phép có vùng lãnh hải 12 hải lý bao quanh mỗi đảo nổi tính từ đường cơ sở của chúng. Rõ ràng không thể dựa vào sự tồn tại của 2 quần đảo này, mặc dù đây không phải là lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc, để nước này mở rộng phạm vi vùng nội thủy, lãnh hải đến 80% diện tích biển Đông.
- Tại cuộc họp Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc ngày 27-28/8, Việt Nam đã trình bày Báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý tại khu vực phía Bắc Biển Đông và đề nghị thành lập tiểu ban xem xét vấn đề này. Động thái này của Việt Nam nên hiểu như thế nào?
- Có ý kiến cho rằng Việt Nam đang muốn quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Nhưng theo tôi không phải như vậy. Việc nộp hồ sơ cho thấy chúng ta đang tuân thủ một cách nghiêm túc thủ tục pháp lý đúng theo Công ước Luật biển 1982. Hồ sơ của chúng ta có căn cứ khoa học, pháp lý để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý.
Tôi được biết, Việt Nam và Trung Quốc đang có những diễn đàn đàm phán song phương hằng năm để xử lý, giải quyết các tranh chấp. Chỉ khi các nước không thỏa thuận được với nhau thì mới tính đến khả năng đưa ra cơ quan tài phán quốc tế, trong đó có Liên Hợp Quốc.
Với vấn đề chủ quyền biển, đảo từ lâu Việt Nam đã lên tiếng và có những hoạt động thực tế như tổ chức đàm phán, công hàm phản đối, công trình nghiên cứu đồ sộ... Các chính quyền từ thời trước như thời nhà Nguyễn, chính quyền miền Nam Việt Nam trước đây đã có những hoạt động thực hiện chủ quyền của mình trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với tư cách Nhà nước một cách liên tục và hòa bình.
Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, Việt Nam cần tiếp tục tăng cường khẳng định chủ quyền biển, đảo trên biển Đông. Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Quan điểm của các nước trong khu vực về vấn đề biển Đông như thế nào?
- Qua những kênh thông tin chính thức thì không những các nước trong khu vực mà cả các nước châu Á, phương Tây đều rất quan tâm. Quan điểm của Việt Nam về cơ bản phù hợp với quan điểm của các nước là muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho sự hợp tác, phát triển ổn định, bền vững.
- Là người có thâm niên trong lĩnh vực phân định biên giới, theo ông, Việt Nam cần tiếp tục làm những gì để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của mình?
- Theo tôi, những gì chúng ta đã làm thì nên tiếp tục. Trong đó, phải tìm cách chứng minh, khẳng định quan điểm rõ ràng với từng loại việc khác nhau. Ví dụ, đối với Hoàng Sa, Trường Sa, cần nghiên cứu, sưu tầm chứng cứ để khẳng định chủ quyền với 2 quần đảo này.
Với vùng biển và thềm lục địa, theo Công ước luật biển 1982, cần có giải pháp để giải quyết các khu vực chồng lấn, vùng tranh chấp để đi đến kết quả như mình đã có với Indonesia (ký được thỏa thuận sau hơn 10 năm đàm phán), với Malaysia, với Thái Lan. Với Trung Quốc và Campuchia chúng ta cũng đang đàm phán. Việt Nam cũng đã giải quyết phân định ranh giới trên Vịnh Bắc Bộ và đang duy trì diễn đàn đàm phán giải quyết các vấn đề trên biển với Trung Quốc.
Trước những động thái thực tế của một số nước động chạm đến quyền lợi quốc gia thì nhất quyết phải có tiếng nói đúng thủ tục pháp lý. Nếu chúng ta không lên tiếng, tức là đã mặc nhiên thừa nhận quyền của nước khác. Nhiều nhà khoa học Việt Nam trong và ngoài nước hiện rất quan tâm tới vấn đề này, họ có rất nhiều kiến thức, đóng góp ý kiến hay.
Đây không phải là vấn đề ngày một, ngày hai. Bên cạnh cuộc đấu tranh pháp lý, ngoại giao thì chúng ta phải xây dựng thực lực của mình: đẩy mạnh khai thác, bảo vệ các lợi ích, tăng cường sức mạnh trên biển. Ngoài ra, nên thành lập một cơ quan điều phối, quản lý chung hoạt động trên biển. Cơ quan này sẽ tập trung sức mạnh đang phân tán ở nhiều ngành, nhiều địa phương.
Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2009
thiết kế xây dựng
Có ai sành về Xây dựng hay vẽ 3D chi tui với, tui mới làm chưa sành lắm. Tui chỉ vẽ trên photosop CAD, 3D thi dùng phần mềm Inventor của cơ khí vẽ.
một số hinh tôi vẽ nè:
Có ai sành về Xây dựng hay vẽ 3D chi tui với, tui mới làm chưa sành lắm. Tui chỉ vẽ trên photosop CAD, 3D thi dùng phần mềm Inventor của cơ khí vẽ.
một số hinh tôi vẽ nè:
một số hinh tôi vẽ nè:
Có ai sành về Xây dựng hay vẽ 3D chi tui với, tui mới làm chưa sành lắm. Tui chỉ vẽ trên photosop CAD, 3D thi dùng phần mềm Inventor của cơ khí vẽ.
một số hinh tôi vẽ nè:
Thứ Hai, 15 tháng 6, 2009
Cách Download tài liệu từ Internet
Cách Download tài liệu từ Internet
Bạn là một sinh viên, một học sinh, giáo viên hay bất kỳ những ai có nhu cầu hiểu biết một vấn đề nào đó. Cách thông thường là bạn sẽ tham khảo những người có kinh nghiệm và hiểu biết hay tham khảo các loại sách vở. Vậy bạn đã bao giờ sử dụng Internet để giải quyết các vấn đề của bạn chưa? Trong bài viết này tôi sẽ giúp các bạn – những ai chưa sử dụng Internet để tìm tài tiệu hay chưa biết. ( Đây cũng là món quà tặng những người em của tôi đang học năm thứ nhất thứ hai chưa biết nhiều về cách download tài liệu)
Trước tiên bạn cần hiểu các tài liệu trên Internet là gì? Thực ra đó là các dữ liệu (tài liệu) được các Website chia sẽ. Các tài liệu đó có thể là các File định dạng như là Word(*.doc), hình(*.pdf)…Hoặc các tập tin…Vì vậy khi bạn Download tài liệu về máy tính bạn có thể mở các tài liệu này để nghiên cứu hay in ra thành sách tham khảo…
Vậy cách lấy tài liệu thế nào? Nói chung thì lấy một tài liệu trên mạng có hai giai đoạn: Tìm kiếm và tải về. Có các cách như sau:
1) Cách 1: Sử dụng các trang website chuyên về tìm kiếm như là http://google.com.vn .hay của http://yahoo.com hay http://timnhanh.com …
Ví dụ: Bạn muốn tìm tài liệu là “Giáo trình Excel”. Bạn vào trang web http://google.com.vn gõ chữ “giáo trình Excel” hay gõ không có dấu “giao trinh excel” sau đó ấn nút tìm kiếm. Một loạt trang có lien quan tới giáo trình Excel sẽ xuất hiện, bạn thử vào và tìm cách tải về nếu có.
2) Cách 2: Sử dụng các trang web chuyên về tài liệu.
Các trang mà tôi thường dung:
- www.ebooks.edu.vn (đây là trang giáo trình có lẽ lớn nhất Việt nam, nếu bạn là sinh viên hay giáo viên mà không niết trang này thì hơi thiệt thòi đó). Ở trang này bạn phải có tài khoản mới Download được, nếu bạn chưa có thì có thể tạo tài khoản cho riêng mình hay có thể dùng tạm TK của tui: tuliem063 Password: hatinh
- www.download.com.vn
- Các Website của các trường đại học trong và ngoài nước.
- …
3) Cách 3: Sử dụng các diễn đàn:
Trong các diển đàn bạn có thể nhờ các bạn trong diễn đàn tìm tài liệu cho mình hay xin các tài liệu, đặc biệt hơn các thắc mắc của bạn sẽ có người gở rối cho.
4) ……….
Ngoài ra Internet còn giúp bạn lien lạc với các chuyên gia, thầy giáo, giáo sư để trao đổi hay chia sẽ tài liệu.
Qua bài này tôi muốn các bạn nắm được: Internet sẽ giúp được gì cho quá trình học tập hay nghiên cứu của bạn? Và cách tìm tài liệu như thế nào? Tuy nhiên vấn đề trên chỉ là một giọt nước trong đại dương Internet
Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2009
Thứ Năm, 12 tháng 2, 2009
Tăng gia sản xuất tại khu trọ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)